Nhổ răng sữa cho trẻ nghe tuy dễ thực hiện nhưng nó không hề đơn giản. Việc nhổ răng sữa cho trẻ cần phải thực hiện đúng quy trình nếu không sẽ mang lại cho trẻ cảm giác đau đớn cùng nỗi sợ mỗi khi nhổ răng. Vậy quy trình nhổ răng sữa trẻ em như thế nào là đúng tiêu chuẩn ?
1. Quy trình nhổ răng sữa đúng tiêu chuẩn
* Khám tổng quát- Trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bé, răng sữa đã tới thời điểm cần phải nhổ chưa. Nếu trường khó bá sĩ có thể cho trẻ chụp X-quang để xác định chính xác hình dạng, vị trí của răng sữa cần nhổ, để không ảnh hưởng đến các răng khác.
Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em đúng tiêu chuẩn
- Ngoài ra, trong giai đoạn thăm khám bác sĩ cũng cần xác định bệnh nhi có nằm trong những trường hợp chống chỉ định nhổ răng sữa không. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhổ răng sữa cho trẻ trong những trường hợp như thế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cảu trẻ.
* Vệ sinh miệng và gây tê
- Sau khi thăm khám nếu trẻ được chỉ định nhổ răng trước tiên bé cần được vệ sinh răng miệng để sạch khuẩn. Sau đó, gây tê vùng răng cần nhổ, để không bị đau khi nhổ.
* Tiến hành nhổ
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng chiếc răng sữa cần nhổ của bé
- Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng. Lưu ý trong quá trình nhổ không nên để trẻ nhìn thấy dụng cụ nhổ răng vì điều này có thể làm cho trẻ sợ hãi. Nếu như thấy những dấu hiệu căng thẳng ở trẻ, nha sĩ có thể đánh lạc hướng của trẻ bằng cách khơi gợi những chuyện vui của trẻ.
→Trẻ em thay răng lúc mấy tuổi
* Hướng dẫn, dặn dò
- Hướng dẫn trẻ cắn gạc để cầm máu. Kê thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
* Hướng dẫn, dặn dò
- Hướng dẫn trẻ cắn gạc để cầm máu. Kê thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
2. Kỹ thuật nhổ răng sữa
Động tác nhổ và tư thế nhổ giống như nhổ răng vĩnh viễn ở người lớn. Có thể sử dụng dụng cụ nhổ răng sữa, nhưng tốt nhất sử dụng bộ kìm nhổ dành riêng và cho răng sữa. Vì kìm nhổ răng sữa nhỏ dễ dấu trong bàn tay và thao tác thực hiện dễ dàng.* Trường hợp 1: Chân răng sữa bị tiêu, lung lay nhiều
- Với trường hợp này chỉ cần bôi tê quanh lợi bằng mỡ lidocain 5%, sau đó sử dụng kìm để nhổ răng
* Trường hợp 2: Chân răng chỉ mới tiêu một phần
- Nếu chân răng chỉ mới có tiêu một phần, việc nhổ răng sữa sẽ gặp khó khăn, vì răng sữa có thể ôm mầm răng vĩnh viễn, nếu không có chuyên môn kinh nghiệm có thể nhổ luôn mầm răng vĩnh viễn.
* Trường hợp: Nhổ răng sữa bị gãy chân.
- Cần phải phân biệt rõ ràng gãy chân hay bị tiêu chân. Cần phải chắc chắn chân răng sữa bị gãy mới tiến hành nhổ chân răng sữa. Khi nhổ chân răng sữa tuyệt đối không đụng chạm đến mầm răng. Nếu nhổ chân răng sữa còn sót lại quá khó, thì nên dừng lại, vì khi răng vĩnh viễn mọc chân răng sữa sẽ tự chồi lên.