Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám gây hại cho sức khỏe. Vì thế lấy cao răng là việc làm cần thiết, nhưng có phải ai cũng có thể lấy cao răng? lấy cao răng ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Đang mang thai có nên lấy cao răng không?
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm, nội tiết tố trong cơ thể ra tăng rất mạnh, làm cho răng và nướu rất dễ bị nhiễm khuẩn. Các hormone progesterone và estrogen tăng lên làm đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu.
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm, nội tiết tố trong cơ thể ra tăng rất mạnh, làm cho răng và nướu rất dễ bị nhiễm khuẩn. Các hormone progesterone và estrogen tăng lên làm đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu.
Chính vì thế, nướu sẽ bị sưng lên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Cao răng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý răng miệng, do đó lấy cao răng là điều cần thiết. Xem thêm: lợi trùm răng cửa
Bà bầu bị mang thai cần thiết phải lấy cao răng bởi khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều gây viêm nhiễm thì nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
Bà bầu bị mang thai cần thiết phải lấy cao răng bởi khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều gây viêm nhiễm thì nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Lấy cao răng cho bà bầu cần lưu ý gì?
Lấy cao răng về cơ bản không phải là một thao tác khó trong nha khoa nhưng bệnh nhân cần hết sức lưu ý khi thực hiện lấy cao răng. Một điều cần chú ý chính là thời điểm lấy cao răng cho bà bầu.
Lấy cao răng về cơ bản không phải là một thao tác khó trong nha khoa nhưng bệnh nhân cần hết sức lưu ý khi thực hiện lấy cao răng. Một điều cần chú ý chính là thời điểm lấy cao răng cho bà bầu.
Thông thường, với người bình thường thì có thể làm sạch cao răng bất cứ thời điểm nào nhưng phụ nữ mang thai nên tránh tác động đến răng trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là thời điểm thai nhi đang có sự hình thành mạnh mẽ các cơ quan trong cơ thể, tránh lấy cao răng chính là tránh các tác động có hại đến thai nhi.
Thai nhi ở tháng thứ 7 trở đi cũng không nên thực hiện lấy cao răng bởi giai đoạn này bà bầu đã cảm thấy khá nặng nề, việc nằm ghế quá lâu cũng gây nên những bất tiện nhất định. Tốt nhất nên thực hiện làm sạch cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Trong quy trình lấy cao răng cũng nên tránh chụp phim để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Hiện nay với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm thế hệ mới, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lấy cao răng an toàn và không có tác động có hại đến sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi.
Hiện nay với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm thế hệ mới, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lấy cao răng an toàn và không có tác động có hại đến sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi.
Phương pháp này chỉ dùng mũi siêu âm tác động đến mảng bám. Đầu dụng cụ chỉ rung mạnh bởi sóng siêu âm khi áp sát mảng vôi, làm cho vôi rã và rơi ra mà không làm hại men răng, không va chạm nhiều đến nướu xung quanh nên ít đau, hiện tượng chảy máu chân răng cũng được hạn chế đáng kể.
Tốt nhất, trước khi thực hiện lấy cao răng, bạn cần có sự thăm khám kỹ và thông báo cụ thể tình trạng sức khỏe của mình cho nha sỹ. Sau khi làm sạch cao răng thì bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng.
Lưu ý dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng một góc 45 độ, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bám ở kẽ răng. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo bánh, nước có ga,…