Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách trị sâu răng an toàn cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi, lại hay thèm ăn nên rất dễ bị sâu răng, nếu dùng một số loại thuốc chữa trị sâu răng thì lại ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vậy Làm sao để trị sâu răng cho bà bầu cách an toàn nhất?

Trị sâu răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng và chữa trị răng đau luôn là vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người đặc biệt là các thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu không ngăn chặn kịp thời, bạn sẽ phải chịu những trận nhức răng buốt lên tận đỉnh đầu, trong khi việc chữa bằng thuốc Tây là một giải pháp không an toàn lắm với thai phụ.
>> http://dieutrirangsau.com/cach-tri-sau-rang-cho-ba-bau/
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng hay viêm lợi. Có người thì mọc răng hàm hay gọi là răng khôn, có người bị sâu răng, có người bị sưng mộng răng… Nếu kể ra thì rất nhiều nguyên nhân nhưng với thai phụ thì nguyên nhân gây lên đau nhức răng lại nằm ngoài những trường hợp kể trên. Đơn giản vì khi bạn có em bé cơ thể người mẹ sẽ trải qua nhiều biến đổi đặc biệt là sự gia tăng nội tiết tố, sự tác động lớn của lượng hooc-mon, làm cho chân răng xung huyết, mềm ra, xưng tấy, vi khuẩn dễ xâm nhập và phá hoại hàm răng của bạn.

Bên cạnh đó sự phát triển của thai nhi từ tuần 24-25 rất cần bổ sung lượng canxi hàng ngày. Vì vậy việc người mẹ không đủ lượng canxi từ trong máu cung cấp cho thai nhi buộc phải kêu gọi sự hỗ trợ của các mô xương ở hàm trên và hàm dưới của răng dẫn đến hàm răng yếu và sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công bất cứ lúc. Khi mẹ thấy sưng lợi, đau răng cũng là lúc răng của bạn đang bị vi khuẩn tấn công đó.

Sở dĩ mẹ bầu thường mắc chứng đau răng trong thai kỳ còn do các mẹ thích ăn vặt như thèm đồ chua, đồ ngọt cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về răng khi mang thai. Vì vậy nếu không giữ gìn cẩn thận các mẹ bầu sẽ bị đau răng.
>> http://dieutrirangsau.com/rang-sau-nhieu-co-nen-tram-khong/
Trên thực tế, đau răng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nếu mẹ bầu chịu "sống chung với lũ" suốt được 9 tháng thì vô tình sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút và tất nhiên sự phát triển của bé trong bụng bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Ngậm nước cây lá lốt sẽ giúp mẹ bầu bớt đau răng mà không cần dùng thuốc.

Hồi mang thai bé Chíp, mình cũng bị đau răng kinh khủng, nhai cái gì cũng thấy khó khăn, ăn mất ngon, cảm giác đau buốt đến tận tủy, tai đau, đầu đau, mệt mỏi quá trời. Hôm về bên nhà mẹ có dì ra chơi thấy mình kêu ca ầm ĩ, vẻ mặt nhăn nhó chẳng ăn được gì vì đau, dì hỏi chuyện mới biết mình đau răng. Dì cười rộ lên và bảo đơn giản thế mà đã nhăn nhó rồi, sau này đau đẻ thì kêu ai đây. Con chịu khó xin ít thân, cành và lá lốt về đây dì sắc nước đặc cho mà ngậm, đảm bảo khỏi đau răng luôn. Dì còn mắng yêu mình: "Thời buổi công nghệ thông tin ầm ầm như vậy, có mỗi việc dễ thế mà con không biết à".

Bài liên quan:
8 'trợ thủ' không-thể-thiếu cho mẹ bầu
'Rõ từng milimet' quá trình mổ lấy thai
Vĩnh biệt con, thiên thần của mẹ!
Xúc động bộ ảnh 265 ngày vợ mang bầu
Mình thì ngẩn tò te ra chẳng biết nên tin hay không nữa nhưng cũng làm theo dì vì "có bệnh thì vái tứ phương" thôi, với lại xem dì "lang băm" có bắt bệnh đúng không? Mình nghĩ thầm lá lốt vẫn được gói chả để ăn chắc sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nên cũng ngậm thử.

Quả nhiên khi ngậm nước lá lốt thấy dễ chịu thật đấy, răng không cảm thấy nhức và đau nữa. Dì bảo chỉ cần ngậm liền 3-4 ngày răng sẽ không bị đau nhức nữa, lúc đó tha hồ mà ăn. Vốn tính tò mò mình lên mạng vào "google" gõ thử dòng chữ “tác dụng của lá lốt” và thấy một tràng giang những tác dụng của cây lá lốt chữa bệnh hiện ra. Và mình cũng đã hiểu vì sao thân, cành và lá lốt lại có tác dụng chữa đau răng. Đó chính là lá và thân cây chứa alcaloid và tinh dầu, tinh dầu có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylacetat, có tính kháng khuẩn rất tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, giảm đau. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, chữa đau đầu, chảy nước mũi…

Đúng là dân gian nhiều bài thuốc hay và hiệu nghiệm thật đấy. Ai dè một cái cây có thân hình mảnh dẻ lại được sử dụng làm thuốc trong Đông y, vị thuốc không thể thiếu đối với những người bị đau răng, đổ mồ hôi, đau nhức xương khớp...

Sau 3 ngày ngậm nước cây lá lốt, răng mình hết đau nhức từ lúc nào không hay. Nhưng mình cũng không dám chủ quan nên việc giữ gìn vệ sinh răng miệng được mình quan tâm hơn nhiều. Ngoài việc đánh răng hai lần một ngày, những khi bị nôn ói, mình luôn xúc miệng sạch sẽ. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi trong bữa ăn hàng ngày. Mình cũng đã hạn chế những đồ uống có ga, đồ chua, đồ ngọt nên từ khi khỏi đau răng mình đã có thai kỳ khỏe mạnh cho đến khi lâm bồn các mẹ ạ.

Dạo này, thấy bạn bè nhiều người than phiền về chứng đau răng trong thai kỳ quá nên mình tranh thủ lúc Chíp đang ngủ để chia sẻ với các mẹ. Hy vọng bí kíp nhỏ của mình sẽ giúp mẹ bầu nào có cùng cảnh ngộ sẽ dễ dàng vượt qua. Khi bị đau răng mẹ bầu nhớ ngậm nước lá lốt nhé, càng đặc càng nhanh khỏi đấy. Nhớ ngậm xong khoảng 15 phút thì bỏ đi và ngậm 2-3 lần/ngày các mẹ nhé.

Hãy tạo cho mình một thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp để ngăn ngừa sâu răng và tránh các biến chứng do sâu răng.

Sâu răng sữa ở trẻ em thì nên xử lý như thế nào?

Chào bác sĩ con gái tôi năm nay 6 tuổi, và bé bị sâu răng hàm rất nặng, tôi không biết là nên nhổ hay nên trám vì đây là răng sữa. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi sâu răng sữa ở trẻ em thì nên xử lý như thế nào? Cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Minh Nguyệt - Thủ Đức)

Trả lời :
Chào bạn Minh Nguyệt! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:

Khi bị sâu răng hàm, dù là răng ở vị trí nào, răng sữa hay răng trưởng thành mà tình trạng sâu gây ra những đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày thì đều cần phải hỗ trợ điều trị sớm để tránh bị răng sâu tới tủy.

Trẻ bị sâu răng sữa phải làm gì, có nên nhổ không


Tùy mức độ nặng nhẹ của răng sâu mà khi thăm khám, bác sỹ sẽ có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp và cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì. Chỉ khi răng sâu ở mức độ nặng không thể tiếp tục duy trì mới nên tính đến giải pháp nhổ bỏ răng.



Hiện bé chỉ mới 5 tuổi có nghĩa chiếc răng hàm sâu là răng sữa. Dù là với răng sữa nhưng việc nhổ hay không cũng phải cân nhắc. Răng sữa không theo bé suốt đời, sẽ có răng trưởng thành thay thế nên không cần thiết phải nhổ đi để trồng lại. Hơn nữa, bé còn nhỏ cũng không nên để bé trải qua phục hình trồng răng phức tạp như thế.

Tuy nhiên, nếu nhổ đi mà không trồng lại thì bé lại không ăn nhai được tốt trong khoảng 5 năm tới. Vì đến thời điểm khoảng 10 – 12 tuổi răng hàm trưởng thành mới mọc lên.

Vậy trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì?
Với răng sữa bị sâu, nên hỗ trợ điều trị răng sâu trước cho bé. Sau đó hàn trám lại hoặc bọc răng kim loại cho bé để phục hình răng.

Chỉ như thế mới giúp bé cắt cơn đau nhức mà vẫn ăn nhai được bình thường cho đến khi thay răng trưởng thành.

Đây cũng là hướng hỗ trợ điều trị giúp bé tránh được những tác động sâu gây đau nhức, khó chịu cho bé. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến tiến trình thay răng tự nhiên. Đến thời điểm thay răng, răng hàm sữa ở vị trí này vẫn sẽ rụng đi tự nhiên để răng trưởng thành mọc lên. Khi đó răng giả phục hình cũng sẽ đào thải cùng với răng hàm sữa.

KIM là Trung tâm hỗ trợ điều trị nha khoa tổng quát cho tất cả các đối tượng nên bạn có thể đưa bé đến để bác sỹ chuyên nha khoa nhi thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì là hiệu quả.

Do bé đang bị đau nên cần hỗ trợ điều trị sớm nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và dinh dưỡng cho bé.

Nếu hỗ trợ điều trị, bé sẽ được trực tiếp bác sỹ nội nha giỏi của Trung tâm hỗ trợ điều trị giảm đau răng sâu bằng các thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ cao như Trám răng Laser Tech và Bọc răng CT 5 chiều.

KH thực hiện dịch vụ tại nha khoa KIM. Lưu ý hiệu quả khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. 

Đây là hai công nghệ được trực tiếp các bác sỹ phục hình hàng đầu thuộc Hiệp hội nha khoa thẩm mỹ châu Âu sáng chế thành công và chỉ chuyển giao độc quyền cho Nha khoa KIM sau khi đã tiến hành nhiều kiểm định khắt ke và nghiêm ngặt.

Với những công nghệ này, chiếc răng hàm sữa của bé sẽ được tái tạo lại chắc khoe hơn cả răng sữa thật, đảm bảo giúp bé ăn nhai và duy trì được cho đến lúc thay răng.

Đặc biệt, công nghệ sẽ giúp phục hình rất nhanh chóng, nhẹ nhàng và hết sức thoải mái cho bé nên bạn có thể yên tâm.

Trên đây là một số lời khuyên của chúng tôi về trường hợp trẻ em bị sâu răng sữa. Bạn nên đưa cháu đến gặp nha sĩ để được điều trị răng sâu kịp thời, nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nguồn: trị sâu răng bao nhiêu tiền

Tổng số lượt xem trang